Bắc Kinh Cố Hết Sức Giải Cứu Giám Đốc Tài Chánh Mạnh Vãn Chu
TIN:
Bắc Kinh Cố Hết Sức Giải cứu Giám Đốc Tài Chánh Mạnh Vãn Chu - Tài sản chính -của Công Ty Hoa Vi (Huawei)
Sự Giám sát công ty Trung Cộng vượt ra ngoài vi phạm lệnh trừng phạt Iran
Ngay sau khi Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của Huawei, bị chính quyền Canada bắt giữ tại Vancouver, chế độ Trung Cộng đã đặt việc phóng thích bà lên hàng ưu tiên.
Bà Mạnh đã bị bắt tại sân bay quốc tế Vancouver vào ngày 1 tháng 12 theo yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ, theo cáo buộc Huawei, một trong những công ty viễn thông hàng đầu của Trung Cộng, đã vi phạm lệnh trừng phạt hạn chế bán hầu hết hàng hóa cho Iran.
Khi tin tức trên báo chí phương Tây bùng nổ, chế độ Trung Cộng đã có phản ứng mạnh mẽ trước công chúng về sự kiện, bắt giữ hai công dân Canada nổi tiếng ở Trung Cộng và khuyến khích tẩy chay công ty may mặc Canada Goose. Điều này và các hành động khác cho thấy rằng bà Mạnh có giá trị lớn đối với Bắc Kinh.
Bà Mạnh bị buộc tội phạm tội lừa đảo vì bà nói với các ngân hàng ở Hoa Kỳ rằng Huawei và Skycom, một công ty có trụ sở tại Hồng Kông bị cho là đang làm ăn với Iran, không có mối liên hệ nào. Tuy nhiên, tòa án đã nghe các luật sư đại diện cho chính phủ Canada nói rằng Huawei đã kiểm soát Skycom một cách hiệu quả.
Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ) (tiếng Anh là CCP) đã mở chiến dịch an ninh quốc gia, phương tiện truyền thông, ngoại giao và các kênh khác để hỗ trợ cho bà Mạnh và Huawei.
Kể từ ngày 7 tháng 12, Cảnh Sảng (Geng Shuang) và Lục Khảng (Lu Kang), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng, đã chỉ trích việc bắt giữ và có thể bị dẫn độ, và thúc giục Canada thả bà Mạnh.
Theo Tân Hoa, vào ngày 8 tháng 12, Lê Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao Trung Cộng, đã triệu tập Đại sứ Canada tại Trung Cộng John McCallum, và yêu cầu Canada thả bà Mạnh, nói rằng “nếu không thì hậu quả sẽ nghiêm trọng và Canada phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”.
Vào ngày 10 tháng 12, các nhân viên an ninh quốc gia tại Bắc Kinh đã bắt giữ cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig, người hiện đang bị buộc tội gián điệp. Người quản lý của Kovrig, Robert Malley, đã bác bỏ cáo buộc này. Cùng ngày, doanh nhân người Canada Michael Spavor đã bị chính quyền Trung Cộng tại tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc bắt giữ với cùng tội danh.
Spavor qua lại với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và điều hành một doanh nghiệp thúc đẩy du lịch và đầu tư ở Triều Tiên.
Bà Mạnh được cho bảo lãnh tại ngoại vào tối ngày 11 tháng 12. Ngay sau đó, tổng lãnh sự Trung Cộng tại Vancouver, Tong Xiaoling và hai quan chức khác từ đại sứ quán đã đến thăm Mạnh tại nhà bà vào sáng ngày 12 tháng 12. Họ nói chuyện khoảng một tiếng rưỡi trước khi vợ chồng bà Mạnh tiễn đi.
Bà Mạnh đang sống dưới sự giám sát và đang được Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) canh giữ để ngăn chặn bà chạy trốn khỏi đất nước hoặc liên lạc với các đặc vụ chế độ Trung Cộng.
Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global News) đưa tin vào ngày 14 tháng 12 rằng bà Mạnh cũng đang bị theo dõi bởi các đặc vụ từ Bộ An ninh Nhà nước Trung Cộng (MSS), cơ quan tiến hành các hoạt động tình báo ở nước ngoài.
Ba bí thư Đảng Cộng sản cấp tỉnh đã đến thăm các văn phòng của Huawei, để thể hiện tình đoàn kết với công ty liên kết nhà nước. Đỗ Gia Hào (Du Jiahao), tỉnh Hồ Nam, đã đến thăm văn phòng phần mềm của Huawei ở Trường Sa (Changsa) vào ngày 11 tháng 12. Lưu Kỳ ở tỉnh Giang Tây, đã đến thăm văn phòng Yingtan của Huawei vào ngày 12 và 13. Trần Hào (Cheng Hào) ở tỉnh Vân Nam (Yunnan), đã đến thăm khuôn viên Đông Quan (Dongguan) của Huawei với Nguyễn Thành Phát (Ruan Chengfa), tỉnh trưởng Vân Nam, vào ngày 13 và 14 tháng 12.
Mạnh Vãn Chu là Tài sản chính
Huawei là công ty viễn thông lớn nhất của Trung Cộng, và tham gia sâu vào các mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ tại Trung Cộng và nước ngoài.
Vào tháng 10 năm 2011, Trung tâm CIA Thông tin Đa Chiều đã công bố một báo cáo cho thấy Huawei có liên kết với Bộ An ninh Nhà nước.
Trước đó, vào năm 2010, tám nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa đã nêu lên mối lo ngại về an ninh quốc gia rằng Huawei đã bán công nghệ truyền thông cho nhà độc tài Iraq Saddam Hussein trước khi bị phế truất và hành hình, Taliban, cũng như chính phủ Iran, quân đội và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, tất cả các bên này là mục tiêu của các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Huawei có chiếu dài lịch sử trong việc cung cấp thiết bị cho các nhóm chiến binh trên khắp thế giới.
Năm 2001, cơ quan tình báo Ấn Độ báo cáo rằng Huawei Ấn Độ bị cáo buộc đã giúp cung cấp thiết bị giám sát liên lạc cho lực lượng Taliban ở Afghanistan, đồng thời bán thiết bị viễn thông cho Pakistan, đối thủ chiến lược chính của Ấn Độ.
Huawei có chi nhánh Ấn Độ tại Bangalore và ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển tại đây vào năm 1999. Tính đến năm nay, họ đã sử dụng hơn 4.000 kỹ sư phần mềm và kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật thị trường tại đây.
Cho rằng Huawei bị buộc tội bán hệ thống viễn thông cho Taliban và các nhóm vô lại khác, có khả năng bà cho thấy bà Mạnh Vãn Chu không chỉ liên quan đến các thỏa thuận của Huawei với Iran, mà cả các quan hệ kinh doanh bất hợp pháp khác của công ty này.
Tờ South China Morning Post đưa tin vào ngày 6 tháng 12 rằng trong một cuộc họp nội bộ của công ty vào ngày 29 tháng 10, bà Mạnh đã chia sẻ quan điểm của mình với cha (Nhậm Chánh Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Huawei, về việc tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế và các sắc lệnh khác.
Tờ báo đưa tin, hai cha con đều nói rằng Huawei cần phải kiểm soát các chi phí của việc tuân thủ trực tuyến với các biện pháp trừng phạt, phân loại các loại hình kinh doanh bất hợp pháp khác nhau thành các nhóm “đỏ” và “vàng”. “đỏ” là lệnh trừng phạt mà Huawei không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ, và “vằng” ngụ ý những lệnh mà Huawei đã xác định có thể bẻ cong.
Cũng theo tờ báo nói trên (SCMP), thậm chí các lệnh trừng phạt loại “đỏ” cuối cùng cũng có thể thương lượng được, có nghĩa là chúng có thể bị bỏ qua giống như các lệnh “vàng”. Trong những trường hợp như vậy, sau một quá trình ra quyết định hợp lý, người ta có thể chấp nhận rủi ro tạm thời không tuân thủ.”
Lời bà Mạnh tại cuộc họp cho thấy bà hoàn toàn nhận thức sự vi phạm rộng rãi các quy định khác trên khắp thế giới của công ty của bà, bao gồm cả những quy định của Hoa Kỳ, Châu Âu và Liên Hợp Quốc. Điều này cho thấy động cơ của chế độ ĐCSTQ quyết tâm bảo vệ bà Mạnh trở về Trung Cộng trước khi các cơ quan tư pháp Hoa Kỳ được dẫn độ bà ta khỏi Canada.
Nguồn: The Epoch Time Dec.18/2018
___________________________
Như vậy bình dân chúng ta đã thấy, từ sợi dây thừng Hâm nóng toàn cầu, hoà ước Paris, Hiệp ước Iran, Một vành đai một con đường, và Chủ nghĩa toàn cầu, xây cầu thay vì xây tường …, tất cả với bức bình phong Toàn cầu hoá mà thiên hạ đang tung hô vạn tuế trong khi chê, chống, chửi, xỉ vả, đánh mắng, truất phế Trump trong khi ông làm ngược lại, và tuyên bố thẳng: Người Mỹ quản lý đất nước Mỹ chứ không phải thế giới. Người Mỹ chống lại chủ nghĩa toàn cầu và nâng cao chủ nghĩa yêu nước.
Càng ngày càng rõ ph ải không?
Ông Obama hứng được giải Nobel hoà bình như sung rụng, và chạy qua lại Bắc kinh nhiểu lần, kể cả sau khi chính quyền Obama đã bàn giao cho người mới là điều đáng học hỏi.
Đó là chưa kể tại sao Obama lo ngại nhất là Bắc hàn và đã ghi lại lời nhắn cho ông Trump. Bởi vì chỉ có BH theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan khép kín nhất thế giới, nằm ngoài sợi dây thòng lọng nói trên, trỏ thành mối đe dọa cho chủ nghĩa toàn cầu. BH có vũ khí và sẵn sàng liều mạng cho lý tưởng hoàn toàn tách biệt. Đó cũng chính là cái “tâm điểm”mà chính phủ TT Trump thuyết phục được.
Ha ha ha !
Bình dân yên tâm mà xem thế sự thời Trump, mỗi ngày mỗi mới nhưng lạ thì không!
Vĩnh Tường