Lá Phiếu Quyết Định Vận Mệnh Của Hoa Kỳ
- Không giống như những lần trước.Thật vậy, người dân Hoa Kỳ đang đứng trước một thử thách lớn, một chọn lựa vô cùng quan trọng và khó khăn chưa từng có trong lịch sử 240 năm kể từ ngày độc lập: lá phiếu trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm nay vào ngày 8 tháng 11 tới đây.
Mỗi người dân một lá phiếu kể cả người vì lý do nào đó mà không đi bầu cũng là một hành vi đóng góp vào kết quả chung cuộc mà mọi người cùng nhận lấy và chia xẻ. Theo như lời ví dụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, kết quả này có thể nói là một cộng nghiệp chăng: “Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trở thành một vật được dùng chung bỡi bốn người. Như vậy, hành vi này khiến họ tạo ra một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việc ấy”. Những lần bầu cử trước, tuy thể thức không khác lần này nhưng sự chọn lựa không có tính quyết định một thay đổi cực kỳ lớn lao, chẳng những ảnh hưởng đến đời sống từng cá nhân, gia đình, xã hội và hướng đi của cả quốc gia trong mấy năm tới mà còn có thể làm thay đổi cả hệ tư tưởng chính trị ở Hoa Kỳ. Hậu quả sai lầm của nó, đặc biệt TRONG LẦN NÀY có thể sẽ làm biến dạng vĩnh viễn, lỏng chân nền tảng dân chủ nổi tiếng bậc nhất trên thế giới.
Người dân đang sống trong hiện tình xã hội không có gì sáng sủa trong nước và phải đối đầu với ảnh hưởng của sự bất ổn từ bên ngoài – sự thật ngay trước mắt - nhưng chuyện chính trị không lạ gì khi nghe những cái loa tuyên truyền “trung với đảng” đương quyền lý luận lòng vòng hướng dẫn người ta tin ngược lại. Ngoài sự lo sợ, một số không nhỏ dân Mỹ bất mãn – tuy có người không lên tiếng - với cách giải quyết các vấn đề thuộc, kinh tế, an ninh, ổn định xã hội và đặc biệt là hướng đi tới của quốc gia. Sự coi thường dân chúng qua tài năng sử dụng đạo lý kiểu chính trị, lừa mị dân chúng của chính trị gia và truyền thông thiên lệch cũng là yếu tố gây phẩn nộ ngày càng tăng. Người dân Hoa kỳ nhìn các vấn đề thực tiễn trước mắt và nhận định thế nào về đường lối đang thực hiện của chính quyền đương nhiệm và của ứng viên tổng thống đại diện hai đảng lớn đang thông tri trong suốt cuộc vận động?
Hai ứng viên TT và những điểm nổi bật
Ứng viên DC, bà Hillary Clinton có chồng là cựu TT Bill Clinton, người nổi tiếng về xì-căng-đan lem nhem tình dục trong văn phòng WH với cô con gái cỡ tuổi con mình – Monia Lewinski, ông đã bị impeach, bị tước bằng luật sư và còn nhiều tai tiếng làm bậy với phụ nữ, có vụ phải chi đến 850 ngàn để được bãi nại. Bà có một con gái. Bà cũng nổi tiếng không thua gì ông, bà ở trong chính trị nhiều năm, có “thành tích” xì-căng-đan thối nát, lạm quyền bậc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tiêu biểu là xây dựng sever ở nhà riêng xào nấu tài liệu quốc gia tại nhà, và thủ tiêu (bleachbit) khi đã có trác đòi của Quốc hội; điều này ảnh hưởng đến uy tín hệ thống công quyền và hiện nay chưa ra khỏi vòng điều tra; bất kỳ người nào làm như thế thì nhất định đã vào khám từ lâu, riêng bà thì không; “thành tích” về việc làm, nhiều điểm nổi bật mà người Mỹ đều biết, có thể kể như: không đáp ứng yêu cầu giúp đỡ nhân viên của mình trong lúc họ bị tấn công kéo dài13 tiếng đồng hồ cho đến chết ở Benghazi; xong lại nói dối với gia đình thân nhân họ trước 4 cổ quan tài rằng do video kích động biểu tình chống đối – trong lúc nói với gia đình riêng và Thủ tướng chính phủ Ai cập thì khác; có lẽ nổi bật nhất là bà phán đoán và đóng góp của bà để lại bãi sình tang thương hàng ngày ở Trung đông, Iraq, Libia, Syria, riêng ở Syria (NYTime /11/2/2016) tổng cộng có đến 470 ngàn người chết tính đến đầu tháng hai năm nay; người người tan nhà nát cửa, gia đình ly tán, đang chạy tìm nơi dung thân; nạn di dân từ đó đe doạ khó khăn cho cả thế giới; quan hệ với Nga hoàn toàn thất bại, cái ‘nút reset’ không “work”, Putin cứng cựa hơn và làm cho bàn cờ Syria trở nên kẹt cứng, khó chơi hơn... Trong cuộc vận động bà đã gọi một nửa số người ủng hộ ông Trump là tồi bại, hết thuốc chữa, (you could put half of Trump's supporters into what I call the basket of deplorable … they are irredeemable, but thankfully they are not America.), và hôm sau khi bị chỉ trích, bà ta nói bà hối tiếc là đã dùng chữ “half”. Nghĩa là thế nào? Người làm chính trị hay như thế đó. Nhưng xem những xì-căng-đan của bà chắc người dân nhất là cử tri của ông Trump không khỏi nổi giận và tặng món quà “deplorable – irredeemable” ấy về cho chủ.
Ứng viên CH. ông Donald Trump một doanh nhân thành công và nổi tiếng bậc nhất trong ngành xây dựng và địa ốc, một trong các ngành chủ lực trong nền kinh tế Hoa Kỳ; ông ở ngoài hệ thống công quyền, ứng cử TT với lý tưởng tái xây dựng mọi mặt xã hội và đất nước Hoa Kỳ. Trong quá trình kinh doanh, có 4 lần khai bankcruptcy để tái cấu trúc và các công ty của ông đã thành công. Dĩ nhiên ông có khai thuế nhưng giữ quyền theo luật không trình ra. Nếu ông trốn thuế, hay man khai thì IRS sẽ hốt xác ngay và tài sản sẽ bị niêm phong; còn trả ít - nhiều do Tax Code quyết định. Sau 30 năm làm việc sao bà Clinton không chịu thay đổi là câu ông Trump trả lời khi bị tấn công. Ông từng nói ông có thể hưởng đời sung sướng, không cần tranh cử làm gì, nhưng ông không thể ngồi yên để nhìn hiện tình đất nước trở nên tồi tệ. Ông có ba đời vợ, họ đều là người mẫu, có 5 người con, 3 trai, 2 gái trong đó một đứa trai còn nhỏ, có 8 đứa cháu nội ngoại. Những đứa con trưởng thành đều rất đàng hoàng, ăn nên làm ra, giống như ông - không rựợu chè cờ bạc, hút chích, hư hỏng, mỗi đứa đều đóng góp bài diễn văn trong ngày đại hội đảng CH. Trong khi đúc kết tranh luận lần hai chính bà Clinton cũng khen đàn con của ông Trump rất tốt. Hoá ra, chính bà cũng đã công nhận ông Trump là người tốt! “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh” hay “Like father, like son; Like father like daughter!” Mặc cho truyền thông phe phái chụp mũ, dán nhãn, bôi lọ, thực tế ông là người dân bình thường, chưa làm gì có hại cho quốc gia, cho dân Mỹ như bà Clinton. Trong quan hệ làm ăn, ông từng vào ra chỗ tốt, chỗ xấu, quan hệ nhiều giới từ đỉnh cao quyền lực, đến giới kịch nghệ phim trường Hollywood, giới bảo thủ, giới tự do buông thả, giới tài phiệt giàu nức vách đến người công nhân kiếm lương từng giờ. Ngay trước ngày tranh luận lần hai một đoạn băng thu lén được truyền thông tung ra nhằm đánh gục ông Trump; mọi người đang chờ xem ông sẽ gục như thế nào, nhưng ông vẫn thắng thế sau cuộc tranh luận làm truyền thông lúng túng, thất vọng. Vào 11 năm trước trong xe bus Access Hollywood, cùng với Billy Bush (dòng họ Bush president) trên đường đi quay đoạn kịch phim quảng cáo sản phẩm trang sức, trong lúc chuyện trò cao hứng ông đã nói tục chuyện nam nữ, Billy Bush cùng cười nhưng không ngờ ông bị tape. Và nay truyền thông dùng nó như vũ khí lợi hại để đánh ông. Ngoài ra, bên đối phương còn đem ra hàng mới, một loạt phụ nữ tố ông Trump đã sàm sỡ, sờ mó từ thời trước nhưng không có bằng chứng nào. Đứng xa, xét việc theo chiều ngược lại, chắc người ta sẽ hỏi: thứ nhất, ngày đó ông giàu có và có danh tiếng, chỉ cần một cái búng tay thì hàng hiệu cũng dẫn xác tới cho xài, chứ làm chi chuyện sờ mó chơi “không thích hợp” làm gì?; thứ hai, tại sao hồi đó các bà không tác tai hay phun nước bọt vào mặt ông ta, và lên đài báo tố giác, hay kiện ngay để kiếm vài triệu dollars, vừa hạ uy tín của thằng chả, để chi đến hôm nay đi làm cờ thí mà còn lo ông Trump tuyên bố sẽ kiện sau ngày bầu cử? Biết đâu, lúc đó muốn được lọt vào mắt Trump, thiếu chi người có thể biếu không nhưng ông chỉ sờ chơi vui vì chưa đủ tiêu chuẩn! . . . Rốt cuộc, ông không bị chìm đắm hư hỏng trong trụy lạc khi có thừa điều kiện. Cuộc vận động có rung rinh vì những chuyện như thế nhưng phía Clinton cũng chẳng đạt kết quả gì đáng kể bỡi ông đã đưa ra dẫn chứng ông không bằng học trò vở lòng của TT Clinton vì nói chơi không bằng hành động . . .
Và đây là các vấn đề và cách giải quyết của hai ứng viên:
1. Bảo hiểm y tế:
Thời trước, cộng sản dùng chính sách vô sản hoá, con người bị bóp hầu bao, tất cả nhu yếu phẩm đều thuộc nhà nước. Tất cả nhân quyền căn bản, cả tự do tư tưởng cũng bị quản lý; tập thể toàn dân tuy đông đảo nhưng phải trói nhau làm một, suy nghĩ, phán đoán một chiều theo tuyên truyền của đảng, một đảng chí tôn. Tuyên truyền tẩy não mạnh hơn bom đạn. Người dân sợ bạo quyền đã đành, còn sợ chết đói nên phải chịu “gọi dạ bảo vâng”. Chính sách tiến nhanh lên cnxh ấy không thành. Còn lại nhà nước toàn quyền nắm trọn hệ thống y tế. Điều này có đáng sợ hơn là bị nắm hầu bao không? Ở Hoa Kỳ chưa - chứ không phải là không thể - đến mức độ đó vì sự tồn tại của nền dân chủ đa đảng. Dĩ nhiên ai cũng muốn được giá bảo hiểm rẽ, và ai cũng biết tổ chức y tế tư nhân bao giờ cũng rộng đường chọn lựa hơn. Còn cho không thì cần phải chờ khi áp dụng trọn vẹn mới biết được rồi ra thế hệ con cháu người Mỹ sẽ thế nào bỡi bộ luật dài đến 2700 trang chứ không phải ít. Những điều mà người dân biết được chỉ vỏn vẹn vài trang, còn đến hơn 2690+ trang điều kiện theo sau chưa có mấy người đọc. Những vị Vietnamese American DC hăm hở tuyên truyền trong cộng đồng Việt ngữ đã lâu nhưng không ai nói mình đã đọc được mấy trang! Theo lẽ thường, chứ không nói riêng về bộ luật nào, bộ luật nào có lợi cho một số ít, nhưng lại thiệt hại cho nhiều người và ảnh hưởng tệ hại lâu dài đến cả nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn dân, chưa kể ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ và ngành học có liên quan thì đó là bộ luật không hoàn chỉnh hoặc có hại. Người Mỹ khó quên đây là thành tích cơ hội, coi như tài sản riêng của một đảng DC khi lưỡng viện QH và WH đều thuộc quyền của DC. Bộ luật chế ra và thông qua hoàn toàn do đảng DC, không có phiếu nào của CH. Phía CH đã thấy rõ hệ quả của nó và phê bình gay gắt từ lúc bắt đầu. Lời hứa của TT lặp đi lặp lại hàng trăm lần rằng giá bảo hiểm sẽ giảm $2500 cho mỗi gia đình và ai muốn giữ bác sĩ và hảng bảo hiểm của mình thì cứ giữ, nhưng bây giờ đã rõ những điều này hoàn toàn là không có thật mà giá còn tăng vọt. Sau khi có tin của chính phủ (25/10/2016) cho hay giá bảo hiểm Obamacare sẽ tăng 25% vào đầu 2017, nhưng có người tin rằng có nơi con số còn cao hơn. Speaker Ryan phát biểu rằng luật Obamacare đang nổ tung như Samsung smart phone nhưng ít nhất bạn có thể trả lại cái phone. Có điều là trời bất dung, tin tức lại bùng nổ trong lúc này!
Bà Clinton: chính TT Clinton cũng đi hàng hai; cách đây mấy tuần ông gọi Obamacare là “luật điên rồ nhất thế giới” khiến bà vợ lái lời tán tụng trước đây thành ra lời hứa bà sẽ “sửa lại” Obamacare! Người Mỹ quan tâm đến quyền lợi của họ hơn là “trung với đảng” như người ở ở các nước nhược tiểu, chậm tiến; họ ưa trắng đen rõ ràng, không vội vàng tâng bốc cái mà chính mình không biết rõ. Bây giờ chắp vá, sơn phết thế nào trong khi đã vỡ lẽ, các hảng lớn đụng đầu vô tường và đang xôn xao rời khỏi chương trình, vả lại số dân kêu ca, ta thán đông hơn người ca tụng! Xem kỹ lại theo chiều ngược như tờ The Hill (Sept19.2016/ 6:39 Am Dr. Jeffrey I. Barke) hay tờ Weekly Standard (10/10/2013/ by John Mccormack/10:54Am), bộ luật được mưu tính đánh hỏng để lót đường cho nhà nước nhảy vô sở hữu, nắm trọn quyền điều hành hệ thống bảo hiểm sức khỏe! (tựa: Harry Reid and Tom Cobrun Agree: Obamacare Was Designed to Fail, Pave Way for Single-Payer).
Ông Trump: trong khi đó ông Trump hoàn toàn trái ngược với bà Clinton từ đầu, ông đã đòi dẹp bỏ Obamacare và thay bằng bộ luật tốt hơn - dĩ nhiên ông chỉ tranh đấu cho cương lĩnh còn chính sách cụ thể sẽ do cả hai đảng cùng soạn lại và trải qua tranh luận chứ không phải như cái “care” nhủng nhẳng lôi thôi, của riêng đảng DC. Đụng đến đây người Mỹ khó quên câu nói bất hủ, dân chủ quá chừng chừng của bà Speaker Nancy Pelosi khi DC nắm Lưỡng viện QH và WH: “Chúng ta phải thông qua đạo luật này để rồi tìm hiểu trong đó có gì” (“we have to pass the bill so that you can find out what is in it”). Và, dĩ nhiên nếu có luật mới, QH làm việc cho dân sẽ không tước hết phúc lợi của người nghèo đang hưởng.
2. Sự nghèo khó, trợ cấp và thuế khóa:
theo số liệu thống kê cho biết vào năm 2014 có đến 47 triệu người hay 15% dân số sống dưới mức lợi tức trung bình, tức tăng 2.3% so với năm 2007. Về trợ cấp, hiện nay con số người đang rơi vào hoàn cảnh trợ cấp Food Stamp (SNAP) 46.5 triệu người (khoảng 15%). Số người hưởng trợ cấp tiền mặt và những khoảng trợ cấp khác lên đến 49.5%; đó là chưa kể một số khác lọt vào trợ cấp y tế theo chương trình mới, có nghĩa là nửa dân số đang gặp khó khăn trong đời sống trong khi nửa kia có việc làm và đóng thuế. Số người nghèo càng nhiều thì người dân càng dễ bị quyền lực kiềm chế và dễ chịu nghe theo những gì chính phủ đề ra và không hạch sách. Một khi số người nghèo tăng lên đến mức khó hạ xuống thì sự viện cớ thúc đẩy chia rẽ giai cấp sẽ có cơ hội xuất hiện để tranh quyền và tăng thuế - một hình thức mới đánh tư sản, lấy tiền của người giàu nhưng làm như thế có thực sự giúp được người nghèo khó hay không, và giúp được bao lâu khi mà kinh tế tư nhân bị co cụm, trì trệ, bế tắc; hảng xưởng sẽ tìm thị trường lao động rẽ ở nước ngoài, hoặc tính toán lại việc thuê mướn công nhân để bù vào chỗ thiệt. Thuế khoá leo thang và những qui luật bó buộc càng nhiều, kinh tế càng bị trói chân và tiếp tục ảnh hưởng dây chuyền đến người tiêu thụ nghèo khó. Mặt khác xã hội sẽ bất ổn, và người dân sẽ ngày càng mất dần tự do để đổi lấy sự lệ thuộc ngày càng nhiều vào chính phủ. Cũng theo lẽ thường, đây là khởi điểm của chế độ độc tài cộng sản. Chưa vô sản thì phải vô sản hoá; có đa số bần cùng thì nhà nước có cơ hội dễ dàng nắm toàn quyền. Điều này người Mỹ chưa nếm nhưng người Việt thì khỏi cần thêm gia vị cũng biết nó cay đắng thế nào. Thời gian 8 năm qua đã quá đủ để chính phủ DC của TT Obama không còn đổ thừa cho người tiền nhiệm. Nước Mỹ đang gặp khó khăn tứ bề, kể cả kinh tế, nợ ngập đến lỗ mũi không biết đến bao giờ trả nổi mà nay còn phải hứa cho không nhiều thứ, chưa kể đến những khoảng trợ cấp không thể chối từ hiện nay.
Bà Clinton: kinh nghiệm hơn 30 năm chính trị, xì-căng-đan cỡ nào bà Clinton cũng chơi, chuyện giải quyết các vấn đề này có gì làm khó được bà. Có gì mà phải thay đổi, bà Clinton khen và hứa tiếp tục chính sách NHƯ CŨ của TT Obama kèm thêm phần mới nhất của cụ xã nghĩa Sander mang lại cho bà là đại học miễn phí. Bà hứa khỏ đầu đám tài phiệt Wall Street - nói chơi vậy thôi chứ bí mật đã lòi ra, bà nói là bà phải chơi hai mặt (two positions), nói với thằng dân ngu khu đen thì khác với nói riêng với họ; bà chọn cách đơn giản, dễ làm nhất là dùng chiêu bài “fare share - fare shot” của TT Obama, tăng thuế nhà giàu, và hảng lớn có thu nhập từ $250 ngàn trở lên. Người Mỹ có thu nhập cỡ này có phải là giàu có không, cần phải xem xét kỹ giá sinh hoạt từng nơi mới biết.
Ông Trump thì khác, ông có kế hoạch thay đổirất lớn, phải khổ công: Thứ nhất, tháo gỡ các qui luật xiềng xích, trói buộc kinh tế bất hợp lý của TT Obama. Thứ hai, để kích thích kinh tế, giảm thuế cho tất cả công dân và tạo những chính sách có lợi, bằng mọi cách khuyến khích hảng xưởng từ nước ngoài mang tiền và việc làm về nước. Thứ ba, tái xét và thương lượng toàn bộ những hiệp ước sai lầm hoặc lỗi thời thuộc các loại, từ thương mại, quốc phòng, Nato để mang tiền rơi rớt phi lý khắp nơi về; tái đàm phán NAPTA - một hiệp ước sai lầm thảm hại của TT Clinton đã để lại hậu quả thua thiệt to lớn cho người Mỹ mấy chục năm qua - điều này bà Clinton không cãi trong cuộc tranh luận - để cấp bách mang việc làm trở về. Thứ tư, phát triển toàn bộ năng lượng kể cả ngành than đá mà bà Clinton đe doạ sẽ làm cho họ giải tán và mất việc (We’re going to put a lot of coal miners and coal companies out of business). Thứ năm, quan tâm mang công ăn việc làm đến các cộng đồng thiểu số sa sút trong bao năm qua, đặc biệt là Mỹ đen và Mỹ Latino, nơi kho phiếu của DC, nhưng họ lại bị bỏ quên, và cứ 4 năm sau DC trở lại hứa và nhận phiếu . . . Có người cho rằng ông phiêu lưu, mạo hiểm, vì ngu dốt không biết gì nên nói bậy làm bạ. Có thật không? Chắc chắn có người sẽ tự hỏi, và nhiều người đã tìm thấy ông Trump đã từng nói: “Tôi thích nghĩ lớn. Nếu đàng nào bạn cũng phải nghĩ, hãy nghĩ lớn!” hoặc “Tôi cố gắng học hỏi từ quá khứ, nhưng tôi hướng đến tương lai bằng cách tập trung cho hiện tại”. Phải chăng chính vì thế mà cho đến nay cả một bộ máy chính quyền, một đảng DC, một dàn truyền thông tả khuynh cộng thêm những người có nhiều lý do quyền lực hay danh vọng trong chính quyền hay giới tài phiệt ngày đêm đánh hội đồng nhưng ông Trump vẫn sống nhăn và mỗi lần tập trung nói chuyện có đến 10, 20 đến 30 ngàn người trương cờ, nhiệt tình ủng hộ? Có nên xem lại phải hàng triệu người ủng hộ ông Trump là đần độn, ngu dốt, ít học hay tồi bại hết thuốc chữa không như bà Clinton miệt thị không?
3. Nợ:
cá nhân, gia đình một khi đã rơi vào vòng nợ càng nhiều càng đi mượn đến bế tắc, có khi phải đành bán cả chó mèo hay con cái. Nợ quốc gia đến mức không còn gánh nỗi thì việc tăng thuế sẽ dễ dàng có lý do, dễ làm và dễ nghèo thêm chứ không phải là một bước đột phá vào con đường kích thích kinh tế theo qui luật phát triển trong tự do tư bản. Càng đe dọa đánh thuế dù là đối với kẻ giàu có, chủ các hảng xưởng đều là cách đánh tư sản và hệ quả gián tiếp vẫn đặt trên lưng giới trung lưu và giới tiêu thụ nghèo khó, họ bị đe dọa mất việc hoặc đã mất việc làm lại còn phải khổ vì vật giá leo thang. Tăng lương tối thiếu trong hoàn cảnh này, thật sự có lợi cho dân lao động hay gián tiếp làm cho họ khổ thêm? Hoặc nếu nhân đó mà thúc đẩy họ ghét dân giàu mà đánh tiếp e không hợp với người Mỹ cho lắm và có khi bị tác dụng ngược không chừng. Đây là những giải pháp có thể lợi bất cập hại.
Thực tế nợ chồng chất của chính phủ qua nhiều đời tổng thống đến cuối nhiệm kỳ của TT George Walker Bush khoảng 10 ngàn tỉ ($10,024,724,896,912.49). Hiện nay cuối nhiệm kỳ của TT Barack Hussen Obama con số nợ hơn 19 ngàn tỉ ($19,391,704,027,667.12) tức tăng trong cả nhiệm kỳ là 93.4%. Tính ra trong 8 năm của chính phủ Obama trung bình mỗi năm thâm nợ đến con số vượt mức tưởng tượng là hơn một ngàn tỉ ($1,045,872,391,344.33), và GDP hiện nay ở mức thấp nhất 1.2%, Không biết từ đây đến này bầu cử, 11 ngày nữa có kỳ tích nào xuất hiện khiến con số này tăng vọt không. (Chỉ số phát triển GDP ở Hoa Kỳ cao nhất là 16.9% vào năm 1947, và thấp nhất là 10% vào năm 1958. Kể từ năm 1947 đến 2016 trung bình là 3.22%). Sự phát triển kinh tế qua các chính sách của vị tổng thống Obama (DC) như thế nào, và có cần phải chờ chuyên gia kinh tế giải thích không còn tùy mỗi người. Chắc chắn sẽ có người đổ lỗi trên đầu Quốc Hội đã không chịu làm việc (“Do Nothing Congress”), nhưng khi tìm thấy có đến 325 dự luật do Q.H. thông qua (trong đó kể cả 55 dự luật do DC đề xướng) bị thượng viên DC (do Harry Reid) cho vào hộc, chắc chắn người bình thường, đứng thẳng sẽ thấy vấn đề tại sao.
Bà Clinton nói trong cuộc tranh luận rằng bà tăng thuế, đầu tư vào giới trung lưu, vào di dân, vào đại học … nhưng bao lâu thì có thể giải quyết được nợ, trong lúc tăng thuế sẽ ảnh hưởng phát triển kinh tế và tăng luôn chi tiêu.
Ông Trump thì xoay quanh vực dậy nền kinh tế bằng các chương trình tái thiết và điều chỉnh nói trên, kinh tế sẽ chuyển hướng và nợ nần sẽ được kiểm soát. Về vấn đề giải quyết nợ cả hai đường lối chỉ còn trong lý thuyết và bên nào có lý Quốc hội sẽ làm việc ráo riết hơn.
4. Tôn giáo:
gần đây đức tin của Tin lành hay Công giáo cũng bị động rung rinh qua luật hôn nhân đồng tính, nhất là khi White House bật đèn màu cầu vồng để mừng chiến thắng, và tư tưởng ủng hộ phá thai,- quyền chọn lựa của phụ nữ, nhất là khi có video khám phá việc sử dụng thai nhi trục ra ngoài đã gây tranh cãi. Mới đây, một vị thẩm phán tối cao pháp viện nổi tiếng nghiêm minh đã làm việc lâu năm và được nhiều người kính nể đã qua đời một cách lạ thường cũng là một trong những biến cố làm cho tình hình xã hội trở nên xấu đi khiến không ít người lo ngại cho tương lai đất nước. Không biết người ta có hiểu rõ bảo thủ là gì không nhưng thường chỉ nghe lời lặp lại không có mấy thiện cảm, như cho rằng ông toà này là “cực kỳ bảo thủ”. Thật ra, theo truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt nam, có thể nói không bảo thủ không phải là người Việt nam, không bảo thủ không phải là gia đình Việt nam, trừ phi người ta đã hiểu sai lệch về hai chữ này. Giá trị gia đình gắn bó, có kính trên, nhường dưới, có trật tự lớp lang, có tằng thứ chi li, cô dì, chú, bác, cậu … có nội ngọai rõ ràng, . . . chứ không phải chỉ có “you” với “I”, “you” với “me” như ở Hoa Kỳ và những giá trị truyền thống về quan hệ giữa người với người, về văn hóa xã hội như quan - hôn - tang - tế mà dân tộc VN tích luỹ được hơn bốn nghìn năm, chắc chắn người Mỹ-Việt ở đây vẫn còn muốn giữ gìn. Đó chính là sức mạnh giúp người Việt chóng thành công. Người Mỹ gốc Việt theo cánh tả - tự do phóng túng - Dân chủ (Liberals) - Cấp tiến (Progressive) biết được bao nhiêu về quan phổ chính trị của hai đảng ở Hoa Kỳ, không ai thăm dò nên không biết rõ. Nhưng người ta có thể nghĩ muốn lột xác như con nhộng khi còn ở trong cái kén để trở thành con ngài chắc cần ít nhất vài thế hệ nữa mới có những nhóm Mỹ-Việt liberal đông đảo đứng dưới cờ sáu vệt màu cầu vồng diễu hành cùng đường phố, hay bát chéo đầu gối mà nhả khói marijuana, hay con gái đàn bà tự do phá, nạo thai, mà không có cảm giác tội lỗi - vì quyền phụ nữ . . . dù biết hệ quả không dừng lại ở đó. Trước khi chấp trước thành kiến với bảo thủ (Conservative), và ủng hộ tự do phóng túng (Liberal) những ai chưa có dịp tìm hiểu quan phổ chính trị HK ít nhất nên biết từ nguyên của chữ bảo thủ là thế nào. Bảo thủ là từ gốc Hán, theo Hán Việt Tự Điển Trích Dẫn: BẢO: (保) : Giữ gìn, không làm mất. THỦ (守): Tiết tháo, đức hạnh (còn nhiều nghĩa khác không dùng đến) BẢO THỦ tức là giữ gìn tiết tháo, đức hạnh; duy trì những gì tốt đẹp đã kinh qua đời sống, tương quan xã hội mà tồn tại; khi gặp việc phải thay đổi thì dè dặt, thu nạp những cái mới nhưng vẫn giữ nguyên tắc là không làm mất đi những tinh hoa đã thủ đắc và không làm hại đến tương lai lâu dài. Chữ Conservative cũng có nghĩa tương tự.
Bà Clinton ủng họ phá thai - quyền phụ nữ, hợp pháp hoá ma túy, như ông Sander.
Ông Trump cực lực phản đối điều này, nhất là phá thai trễ, giết hại thai nhi. Chống hợp pháp hoá ma tuý, chỉ chấp nhận trong giới hạn sử dụng chữa bệnh.
5. Các thảm kịch súng ống
có thể tạo thêm lý do quyền sử dụng vũ khí tự vệ theo hiến pháp dễ bị chống phá đòi kiểm soát gắt gao hoặc hủy bỏ. (tuy không phải dễ) Đây là một trong những tu chính then chốt để giữ gìn thế cân bằng của nền dân chủ.
Bà Clinton đòi thanh lọc đối tượng gắt gao hơn nữa.
Ông Trumpđồng ý xét lý lịch và cho rằng điều đó luật lệ đã có. Ông quyết bảo vệ tu chính án số 2 cho phép sở hữu súng để tự vệ theo đúng hiến pháp qui định. Những nơi luật hạn chế súng tối đa, bó tay người ngay, tuân thủ luật lệ khiến kẻ gian dùng súng lậu thao túng giết hại, nhiều nhất như ở Chicago.
6. Chiến tranh giai cấp, sự chia rẽ kể cả chia rẽ chủng tộc
đến nay ngày càng trở nên đáng ngại trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama. Nếu đà này tiếp tục với những lời sơ hở ngụ ý kích động chế thêm dầu vào lửa thì nhất định cục diện xã hội sẽ trở nên tệ hại hơn tức thì, và công dân tốt, xấu đều cùng gành chịu hậu quả bất an. Đây là vấn đề lớn, cần có lối giải quyết dứt khoát, rõ ràng và cấp bách vì người dân cần có “an cư thì mới nói đến lạc nghiệp”
Bà Clintonchủ trương đoàn kết, nhưng lại có ngụ ý chỉ trích cảnh sát và người da trắng trên TV (http://www.breitbart.com/2016-presidential-race/2016/09/20/hillary-clinton-vows-speak-directly-white-people-stop-racial-police-shootings/)
Ông Trump chủ trương một mặt gấp rút ổn định trật tự bằng luật pháp nghiêm hơn “law and order”, vừa tỏ lòng cảm kích, ngưỡng mộ việc làm khó khăn và nguy hiểm hàng ngày của cảnh sát, mặt khác đồng thời quan tâm đúng mức đến đời sống ở cộng đồng Affrican American – từ lâu đã bị bỏ quên, đem việc làm cho người lớn và cải tiến giáo dục cho con em.
7. An ninh trong nước và sự đe doạ từ bên ngoài:
Chỉ có người ở hành tinh khác đến đây mới không biết nguy cơ khủng bố như đang ở sân sau của mình, nhất là sau các vụ nổ bom, bắn súng giết người hàng loại mới đây trong nước và các nước khác do người có tư tưởng khủng bố - vừa bắn giết vừa hô khẩu hiệu tôn vinh thánh của họ; đó là Hồi giáo cực đoan mà ông Trump và đảng CH chỉ trích tại sao TT Obama và bà Clinton cho đến nay vẫn một mực không chịu gọi đúng tên. Ở nước ngoài thì quân khủng bố HG cực đoan hiện nay đã lan tràn, có mặt trong 18 nước trên thế giới (8/03/2016 trên tờ The Sun) (tin mới có thể nhiều hơn) ; Iraq gần như trở thành bình địa tang thương, với xác người, máu lửa và mùi thuốc súng từ khi quân khủng bố ISIS có cơ hội tốt nẩy mầm và phát triển sau khi quân Mỹ rút lui khỏi Iraq do sự triệt thoái toàn bộ quân đội của Ngoại trưởng Hillary Clinton và TT Obama; Syria trở thành vũng sình đầy máu xương, tang tóc nhất là sau khi Asad đã vượt lằn ranh “Red Line” của bà Hillary Clinton cùng TT Obama đã vạch để dọa mà không làm được gì. Putin sừng sỏ và tinh ranh được cơ hội chen vào đứng sau lưng Asad – “Asad has to go” theo đòi hỏi của Mỹ chẳng những đã không thực hiện được mà còn làm cho thế cờ kẹt trở nên rất khó chơi.
Bà Clinton vẫn theo lối cũ của Obama, cứ lặp lại sẽ hội các nước đồng minh đánh ISIS.
Ông Trumpchỉ trích TT và bà rằng phán đoán dở tệ (bad judgement), và kế hoạch định làm gì, đánh ở đâu ai đi đánh, đều cho ISIS biết trước. Theo ông, đối với kẻ thù ông chủ trương không tiết lộ, dĩ nhiên là cần họp với quân đồng minh, và phải giải quyết càng nhanh, càng mạnh, càng tốt. Đất nước còn nhiều việc cấp bách phải làm, cần xây dựng lại quân đội hùng mạnh, để không cần phải sử dụng.
8. Di dân hợp pháp, bất hợp pháp và biên giới:
Tình hình trên dẫn đến thế giới phải đối đầu với khó khăn mới đó là nạn di dân – hàng triệu người nhà tan cửa nát rời bỏ quê hương, tìm nơi cư trú, trong đó phải kể cái khó khăn mắc nghẽn là người ta khó có thể thanh lọc quân khủng bố có thể trà trộn trong số di dân vào các nước định cho họ dung thân. Nhiều nước đã thực hiện chương trình và đang gặp rất nhiều rắc rối, tấn thối lưỡng nan. Nước Mỹ cũng không ngoại lệ, một số theo chương trình di dân do TT Obama hoạch định, còn lại là một nan đề đang được tranh cãi rất gay gắt trong cuộc vận động bầu cử TT năm nay.
Biên giới đang có hàng rào không đầy đủ và đội biên phòng nhưng kết quả ngăn chặn di dân lậu không có hiệu quả. Đây là vấn đề dai dẵng mà các chính trị gia chưa giải quyết được đến nơi đến chốn, và có vẻ ngày càng trầm trọng khó giải quyết hơn nhất là sau chính sách “bắt rồi thả” (catch and release). Con số di dân bất hợp pháp ở HK được phỏng đoán là 12 triệu năm 2007 và năm 2011 là 11.4 triệu, đến nay không ai rõ con số chính xác là bao nhiêu.
Bà Clintonchỉ trích ông Trump là kỳ thị di dân theo như kiểu nói của truyền thông phe phái rằng ông Trump sẽ vào nhà xé gia đình người ta, gom vào xe thùng, ném qua biên giới. Nghe ghê thật nhưng không biết có bao nhiêu người tin ông sẽ làm như thế? Bà đòi tăng số người di dân vào HK đến 550%, và một mặt vừa cho di dân lậu vào quốc tịch vừa buông lỏng biên giới theo giấc mơ của bà (diễn văn riêng với Brazilian bank / 16/5/2013 mới leak)
Ông Trump, nếu kỳ thị di dân như truyền thông cánh tả và DC chụp mũ thì ông đã dời mộ của mẹ ông về Scotland, đuổi bà vợ thứ nhất Ivana về Czechoslovakia, bà vợ thứ ba Melania về Slovenia. Đối phó với tình hình hiện tại, chính sách của ông Trump hoàn toàn khác với chính sách của bà Clinton; ông quyết ngưng chương trình nhận dân có lịch sử khủng bố cho đến khi chính phủ tìm được cách thanh lọc gắt gao để ngăn chặn khủng bố chen vào giết hại dân Mỹ. Ông tuyên bố rõ sẽ thanh lọc lý lịch, và nhận người yêu đất nước Mỹ, yêu dân Mỹ, tôn trọng lối sống người Mỹ, tôn trọng hiến pháp HK, họ phải là một thành phần của xã hội, nghĩa là họ không thể mang theo và đòi người Mỹ phải theo luật Hồi giáo của họ. Về di dân bất hợp pháp, lập tức thanh lọc, truy lùng tội phạm và trục xuất trước, xoá bỏ các thành phố bảo hộ - nơi có luật riêng bảo hộ di dân bất hợp pháp. Số còn lại sẽ làm việc với họ, chưa biết ông sẽ có chính sách gì. Chắc chắn là chính sách sẽ không phổ biến trước khi bức tường được xây để giải quyết dứt điểmĐẦU VÀO mới nói chuyện đến đầu ra, bằng không thì sẽ khuyến khích di dân bất hợp pháp tiếp tục vượt biên vào. Đây là điểm hoàn toàn khác với “chiếc cầu” kiểu chính trị của bà Clinton (instead of the wall we build the bridge)
9. Toàn cầu hoá và Quốc gia:
cách đây không lâu phong trào “Brexit”, ly khai khỏi Liên hiệp âu Châu (EU) ở Anh đã thắng thế khẳng định một luồn tư tưởng mới với lập trường đi ngược lại chủ nghĩa toàn cầu hoá. Đây phải nói là một sự trở về khi đã đi quá xa, một hiện tượng không lạ gì theo qui luật quân bình của tự nhiên “thái quá như bất cập”. Người ta còn tiên đoán có thể sự thành công của phong trào brexit ở Anh sẽ có thể dẫn đến nhiều nước khác tiếp tục theo gót. Ở Hoa Kỳ, trong khi chính phủ Obama đã đang cổ võ toàn cầu hoá thì một nhân vật từ dân chúng, ngoài luồn chính trị truyền thống đã trở thành ứng viên tổng thống thuộc đảng Cộng hoà, gây dựng phong trào rầm rộ bằng lý tưởng dân túy và tái thiết quốc gia – “dân vi quí, quân vi khinh” đi ngược lại với chủ trương của TT Obama và bà Clinton. Cho dù bị tấn công, bị trù dập, đánh hội đồng từ tứ phía - một số tay chính trị lão luyện trong cùng đảng CH, một dàn truyền thông đồ sộ thuộc DC, một đảng DC và một guồng máy đương quyền, - bằng mọi cách kể cả trò chính trị bẩn thỉu, thời gian từng giờ trong hơn một năm qua, ông như người cỡi cơn sóng dữ, tả xung hữu đột một mình, và đến nay sự thật đã chứng minh ông không dễ gì bị quật ngã như đối phương nhiều lần quyết đoán, nhiều lần mong đợi và nhiều lần thất vọng. Ông đang đối đầu với ứng viên DC, bà Hillary Clinton một chính trị gia mấy chục năm trong nghề.
10. Chọn lựa:
Chọn Hillary Clinton và ông Kanelà chọn một người có bề dày xì-căng-đan, nói láo hết cỡ (xem các cuộc điều trần, khi vận động và lời của FBI) đến nay chưa thoát khỏi vòng “thiên la, địa võng”, đang bị điều tra và khả năng làm việc đã dự phần để lại những hậu quả trước mắt và tiềm ẩn hung nguy trong nước và Trung đông đang đang ngập chìm trong tăm tối, khiến hàng triệu người lâm cảnh màn trời chiếu đất - bất khả biện hộ. Chọn Hillary Clinton và ông Kane là chọn CHÍNH SÁCH CŨ của TT Obama, bước thêm bước nữa vào XHCN của bác Bernie Sander, và tiếp con đường toàn cầu hoá trong lúc quốc gia túi rỗng, xài tiền mượn và phải đối đầu với bao nhiêu mối nguy đang chờ. Chọn bà Clinton là chọn 4 vị quan toà Tối cao Pháp viện làm việc suốt đời làm theo quan điểm, nghị trình của bà thế này, thế kia mà bà đã nói ở cuộc tranh luận vừa qua. Hiến pháp Hoa Kỳ có thể dễ dàng bị thay đổi, và nền dân chủ sẽ thế nào ít nhất 40 năm cứ nghiêng về một bên.
Một người nếu đang làm quan mà thối nát, bất chính bất minh (corruption) thì người dân có bổn phận phải đòi họ từ chức, hay phải áp dụng kỷ luật buộc thôi việc. Chính trị gia chân chính ắt phải biết điều này mà tự rút lui cho người khác ra thay mới phải. Có như thế mới giữ được tính liêm chính của văn phòng và sự tôn nghiêm của luật pháp. Đàng này đã biết trước người tệ hại ngần ấy, với bằng chứng như mặt trời khác với mặt trăng, không lẽ người dân lại làm ngược lại, là đưa vô làm việc, để rồi phải mời ra? Như thế không phải là làm hại một đảng và bất chấp nguy hại cho quốc gia, phá hủy nguyên tắc, luật thường hay sao? Trong lịch sử nhân loại xưa nay có kẻ bất chính nào lãnh đạo thành công? Trong các tờ đơn xin việc dù chỉ là một công nhân đều có câu hỏi: Ông/bà có đang trong tình trạng trác đòi hầu toà hay đang bị điều tra không? Nếu “yes” thì về nhà ngủ chứ có ai mướn. Còn ở đây người đang bị điều tra mức độ ảnh hưởng đến quốc gia, và người dân cứ mướn! Chỉ cần ngắt một chút bí mật quốc gia bán đi hay cho một người nước ngoài rửa bát trong WH cũng đủ làm cho đất nước ngữa nghiêng! Cứ xét theo lẽ thường chứ không vì đảng Bà hay đảng Ông gì cả, vận mệnh của quốc gia không treo trên lá phiếu thì còn là gì? Chính trị Mỹ ơi! phải chăng chuyện gì Người cũng có chứ không phải lý tưởng như người ta từng nghĩ?!
Chọn ông Trump và Pence, là chọn người chưa làm điều gì hại cho quốc gia, dân chúng HK, là người từng trải qua thăng trầm trong cuộc đời, từng trải qua lãnh đạo kinh tế, một trong những ngành chủ lực trong kinh tế Hoa Kỳ, từng quan hệ chỗ quyền lực bậc nhất, từng quan hệ với giới tài phiệt, giới giàu có, giới văn nghệ, giới truyền thông, giới làm đẹp, giới trung lưu - những cơ sở nhỏ liên hệ, giới công nhân kiếm lương từng giờ. Chọn ông Trump và Pence là chọn người độc lập, thẳng thắn, không lệ thuộc tài phiệt mua chuộc (khác hẳn bà Clinton và tất cả những chính trị gia khác). Chọn ông Trump và Pence là chọn người không cần tìm kiếm, móc ngoặt, bòn mót tiền bạc cho sự nghiệp cá nhân. Chọn ông Trump là chọn một người có lập trường TÁI THIẾT QUỐC GIA rõ ràng:
1) Tái lập An ninh của Hoa Kỳ (Make America Safe Again): rất cần trong tình hình hiện tại
2) Tái lập hoạt động của Hoa Kỳ (Make America Work Again): rất cần kích thích nền kinh tế hoạt động trở lại.
3) Tái lập vị trí đứng đầu của Hoa Kỳ (Make Again First Again): nhất là lúc này, nước Mỹ phải vươn lên vị trí lãnh đạo thế giới trở lại vì vị trí Hoa Kỳ trên trường quốc tế đã suy giảm
4) Tái lập đoàn kết (Make America One Again) hiện nay đất nước quá nhiều chia rẽ sau 8 năm cầm quyền của TT Obama, tái lập đoàn kết xoá bỏ chia rẽ là điều rất cần thiết trước khi bắt đầu tái xây dựng quốc gia để có thể làm cho đất nước vĩ đại trở lại (Make America Great Again)
5) Và chọn ông Trump và Pence là chọn 4 vị quan toà Tối cao Pháp viện, theo như lời nói gãy gọn, cộc lốc của ông Trump trong cuộc tranh luận, là những người có khả năng bảo vệ và thực hiện đúng Hiến pháp và nền dân chủ Hoa Kỳ.
Lá phiếu kỳ bầu cử này quả thật quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử không những bỡi tính cách cá nhân hai ứng viên mà còn là sự quyết định vận mệnh của đất nước trong lúc nền dân chủ nổi tiếng của Hoa Kỳ đã đến và đang đứng trước ngã ba đường; người dân quyết định tiếp tục rẽ trái theo hướng toàn cầu hoá thêm một số vấn đề xã hội theo hướng cấp tiến xhcn hay rẽ phải theo hướng tái thiết quốc gia?
Chúc người dân Hoa Kỳ sáng suốt và cầu Ơn trên ban phước cho đất nước này!
Vĩnh Tường